Tìm hiểu về lụa tơ tằm

Dù hiện nay trên thị trường lụa Việt Nam xuất hiện nhiều loại lụa khác nhau với nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới mẻ và đa dạng song lụa tơ tằm vẫn khẳng định được thương hiệu riêng của mình có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường vải lụa Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chũng ta một số kiến thức về loại lụa chất lượng này.


Đặc điểm của lụa tơ tằm

Tơ tằm là là một trong những loại sợi thiên nhiên có giá trị được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt từ rất lâu đời, là mặt hàng quyas hiếm và chất lượng hơn nhiều so với các mặt hàng khác. Tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu. Fibroin là vật chất cơ bản trong tơ, chiếm khoảng 75% thành phần tơ. Tơ tằm là loại tơ tự nhiên mảnh nhất, tiết diện ngang gần như hình tam giác,  có độ bóng cao (tơ nuôi có độ bóng cao hơn tơ dại). Tơ thường có màu trắng hoặc màu kem, tơ dại có màu nâu, vàng cam hoặc xanh. Là tơ có độ bền cao nhất, chỉ giảm 20% độ bền khi ở trạng thái ướt, có độ bền mài mòn vừa phải, tơ nhẹ và hay bị nhăn. Tơ tằm có khả năng hấp thụ nước và thải hồi hơi nước rất tốt. Chính vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm quần áo được làm từ tơ tằm sẽ không có mùi mồ hôi dù cho bạn có mặc cả ngày.

tim-hieu-17-1-1

 

Các loại tơ tằm

+ Satin tơ tằm : Là loại vải có độ bóng, mềm, nhẹ .

+ Mutsolin tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ có độ rủ cao .

+ Crếp tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ, xốp.

 Ưu nhược điểm của tơ tằm

+ Ưu điểm: Vải tơ tằm mềm mại, thoáng mát tạo cảm giác thoải mái dễ chịu đối với người mặc. Lụa tơ tằm còn có độ đàn hồi tốt, ánh sắc ngọc trai tôn lên sự sang trọng, quyến rũ đối với người mặc. Bên cạnh đó, vải lụa tơ tằm ít bắt nắng không gây cảm giác nóng bức vào những ngày hè nên được ưa chuộng sử dụng vào mùa hè.

+ Nhược điểm: Các loại lụa tơ tằm thường bị hạn chế về hoa văn họa tiết được dệt trên vải do đó không tạo ra được sự đa dạng về mẫu mã. Lụa tơ tằm còn rất dễ bị nhàu và khi bị nhàu thì khó ủi thẳng trở lại.

tim-hieu-17-1-2

 

Cách sử dụng và bảo quản:

+ Khi phơi: nên phơi ở nơi râm mát ,tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải để vải không bị ngả màu. Để nơi khô ráo tránh ẩm ướt và vi sinh vật. 

+ Khi là: nên dùng khăn ẩm để lên mặt vải để sắp xếp lại cấu trúc của tơ nhờ các phân tử nước, vì thế vải sẽ phẳng. 

+ Khi giặt: nên dùng xà phòng trung tính để giặt và giặt bằng tay, không trà sát hoặc vò mạnh, không sử dụng thuốc tẩy sẽ làm hỏng bộ áo dài. Còn đối với những bộ áo dài màu đậm thì nên giặt riêng vì nó dễ bị phai màu. 

 

Tác giả
Bảo Quỳnh
Bảo Quỳnh

Tin tức

Áo dài lụa ngày Cưới

24-08-2020

Áo dài lụa tơ tằm truyền thống là sự lựa chọn số 1 cho trang phục lễ cưới [...]

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!!

25-02-2020

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!! [...]

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành

23-02-2020

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành [...]

Liên hệ