Cách nhuộm vải lụa tơ tằm bằng phương pháp thủ công

Để sản xuất ra được những thướt vải lụa óng ả, mượt mà cung cấp cho thị trường đáp ứng nhu cầu mau mặc cho mọi người là cả một quá trình dài đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của người thợ nghề dệt. Mỗi công đoạn là một nguyên tắc yêu cầu người thợ phải tuân thủ để có thể đảm bảo chất lượng vải làm ra là tốt nhất. Đặc biệt, đối với loại vải lụa tơ tằm thì nhuộm màu là khâu quan trọng nhất để tạo ra những tấm vải lụa có màu sắc chuẩn xác và có tính thẩm mỹ cao nhất.


Lụa tơ tằm được dệt từ sợi tơ tằm, được tiết ra từ tuyến nước bọt của con tằm, sợi tơ tằm là loại sợi protein động vật bền chất nhất nên cách thức nhuộm vải lụa tơ tằm cũng khác hơn nhiều với các loại vải thông thường. Các làng duyệt thường dệt vải theo phương pháp truyền thống, người thợ nhuộm sử dụng các nguồn nguyên liệu từ tự nhiên như  lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, vỏ cây xà cừ, lá trầu không, cánh kiến…. và một số loại cỏ, củ, trái cây làm dung dịch màu.

nhuom-vai-17-1-1

Vải được dệt từ các loại nguyên liệu kể trên sau khi dệt ra sẽ có đặc điểm thô, cứng mình, không được mềm bóng. Chính vì vậy, trước khi nhuộm vải lụa tơ tằm sẽ được mang đi trụi qua nước sôi nhằm để bỏ chất keo (nước bọt con tằm nhả ra trên tơ) để sợi vải được mềm mại hơn. Sau khi nhuộm vải sẽ có màu trắng ngà đặc trưng của lụa tơ tằm. Đây là loại lụa rất “được lòng” của khách hàng khi họ lựa chọn mua sản phẩm.

nhuom-vai-17-1-2

Sau đó, thợ nhuộm sẽ nấu các loại nguyên liệu tự nhiên kể trên và tiến hành nhuộm vải. Tùy theo nhu cầu tiêu dùng thực tế mà họ sẽ nấu những loại nguyên liệu khác nhau. Lụa sẽ được ngâm trong dung dịch nhuộm và có thể nhuộm 2-3 lần để có màu vừa ý.Ngoài ra, một số loại nguyên liệu còn làm tăng tính năng của lụa tơ tằm như: lá chè giúp kháng nhàu, lá bạch đàn và lá bàng tăng khả năng kháng khuẩn… Với những thuốc nhuộm từ thiên nhiên có độ kiềm lớn như trên, đòi hỏi người thợ nhuộm phải có tay nghề cao mới có thể nhuộm vải chuẩn màu và đều màu trên nền vải.

Lụa sau khi đã nhuộm xong sẽ được mang đi hấp để bám màu tốt hơn trước khi tiến hành đi phơi. Thời gian trước đây, khi các làng nghề còn phát triển thịnh vượng lụa sẽ được mang đi phơi ở những nơi rộng rãi, ánh nắng nhẹ như phơi trên các bãi dâu, bờ sông. Ngày nay, khi diện tích đất bị thu hẹp, kỹ thuật ngày càng phát triển lụa được sấy bằng những máy sấy chuyên dụng dành cho lụa để tiết kiệm thời gian và diện tích hơn.

Tác giả
Bảo Quỳnh
Bảo Quỳnh

Tin tức

Áo dài lụa ngày Cưới

24-08-2020

Áo dài lụa tơ tằm truyền thống là sự lựa chọn số 1 cho trang phục lễ cưới [...]

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!!

25-02-2020

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!! [...]

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành

23-02-2020

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành [...]

Liên hệ