Thách thức đối với các làng nghề lụa tơ tằm truyền thống

Đất nước Việt Nam ta trải qua một thời kì dựng nước và giữ nước đầy hào hùng. Cùng với sự đi lên của dân tộc, hàng loạt các làng nghề truyền thống ra đời, gắn liền với công cuộc xây dựng kinh tế của nhân dân ta. Đặc biệt, các làng nghề lụa tơ tằm ra đời từ rất sớm, phục vụ nhu cầu may mặc của vua chúa, quan lại từ xưa và cho đến hôm nay, đáp ứng được những yêu cầu thời trang thời thượng của con người.

 Giữa guồng quay của sự hội nhập, phát triển, các làng nghề lụa đã không ngừng nâng cấp, cải tiến nhưng vẫn gặp một số thách thức cơ bản:

- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình dệt lụa bị hạn chế: Đây là điểm yếu nhất trong qui trình sản xuất lụa ở Việt Nam. Từ xa xưa, người dân đã trồng dâu nuôi tằm, nhưng năng suất cực kì thấp. Với điều kiện thời tiết nước ta, quanh năm bốn mùa trồng dâu là không thể, chủ yếu người sản xuất lụa phải nhập về nguyên liệu nên chi phí rất cao. Cần có những biện pháp để nhân dân hăng hái trồng dâu, có như thế, nguồn thức ăn của tằm mới phong phú, giúp cho quá trình ươm tơ, nhả kén được nhiều hơn, từ đó sản lượng lụa cũng cao hơn. Chằng hạn, đưa ra các chính sách khuyến khích người dân kèm với việc tạo dựng nên những mô hình trồng dâu như tập thể, hợp tác xã,… tránh sự rời rạc, thiếu nhất quán, thiếu tính khoa học.

 - Rào cản giữa thời đại công nghệ: Hầu hết các làng nghề truyền thống ra đời từ xa xưa luôn chuộng kiểu công thức cổ truyền, mọi khâu đều làm từ tay với những trang bị thô sơ, thủ công nhất. Nhưng thời cuộc hiện đại, những sản phẩm thủ công sẽ khó chiều lòng được khách hàng. Chính vì vậy, cần có máy móc hiện đại để tạo ra được sản phẩm tinh tế, đẹp mắt hơn. Việc đầu tư công nghệ rất tốn kém kèm theo những khó khăn nhất định khi ứng dụng nó vào quy trình dệt lụa. Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm đến người dùng cũng hạn chế vì chưa biết cách tạo dựng "tên tuổi" trên truyền thông đại chúng.

- Áp lực cạnh tranh: Không chỉ cạnh tranh chất lượng, mẫu mã của vải lụa làng nghề này với làng nghề khác, mà hiện nay, lụa pha, lụa tàu đang được bày bán phổ biến ở nước ta. Đây là một nguyên do lớn làm cho lụa tằm thiên nhiên đang có khả năng tụt dốc, để lại hình ảnh xấu trong mắt khách hàng. Những gian hàng bày bán lụa pha được gắn nhãn mác lụa tơ tằm thiên nhiên 100% khiến nhiều người mua phát hiện ra và mất đi sự tin tưởng.

 

thach-thuc-15-11-1
Hình ảnh lụa tơ tằm thật ngày càng đa dạng về kiểu mẫu và màu sắc

- Nhà nước: Chính phủ ta thực sự chưa nhìn ra được ưu thế của làng nghề truyền thống. Do đó, chưa có những chủ trương, chính sách thật sự hiệu quả để góp phần giúp cho các làng nghề dệt lụa được bảo tồn và phát huy tối đa năng lực của mình.

Đặc biệt là, bản thân người sản xuất- những người nối dõi thế hệ cha ông, gìn giữ nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ xa xưa phải nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề. Luôn sẵn sàng cải tiến để có những tấm vải lụa không chỉ đảm bảo độ an toàn, thiên nhiên tuyệt đối mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu thời trang ngày một cao hơn của con người. Hãy nuôi giữ nhiệt huyết nghề cũng như có ý thức trong việc quảng bá tên tuổi, chất lượng lụa của làng nghề mình, để không những quá khứ, hiện tại mà mãi cho đến tương lai, con cháu chúng ta vẫn có ý thức sử dụng lụa tơ tằm bởi nhiều tính năng ưu trội của nó.

Tác giả
Thanh Hằng
Thanh Hằng

Tin tức

Áo dài lụa ngày Cưới

24-08-2020

Áo dài lụa tơ tằm truyền thống là sự lựa chọn số 1 cho trang phục lễ cưới [...]

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!!

25-02-2020

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!! [...]

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành

23-02-2020

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành [...]

Liên hệ