Lụa tơ tằm được sản xuất như thế nào?

Có lẽ những mặt hàng sản xuất từ lụa tơ tằm không còn xa lạ gì đối với đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, để có được một tấm lụa tơ tằm thì đó là cả một quy trình, đòi hỏi người sản xuất phải tỉ mỉ, phải kiên trì thì mới tạo nên được loại lụa thiên nhiên này.

 

Quá trình tạo ra lụa tơ tằm

Trước hết, đây là một loại lụa ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, chuyên dụng để may y phục cho vua chúa, quan lại. Loại lụa này gắn liền với nghề trồng dâu nuôi tằm rồi lấy tơ. Thông qua con đường tơ lụa, các nước giao lưu buôn bán và dần dần, không chỉ các nước trong khu vực Châu Á mà các nước phương Tây cũng đã có những định hình nhất định về loại lụa này. Riêng nước ta, từ thời vua Hùng thứ 6 đã có.

 

Để có sợi tơ dệt thành lụa, người ta phải trải qua cả một quy trình dài nuôi tằm để tằm nhả kén :

- Ấp trứng: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất . Muốn tằm cái đẻ con đúng giai đoạn sinh trưởng, cần tạo một môi trường sống thông thoáng, hợp vệ sinh. Đến thời kỳ tằm đẻ, cần có sự điều hướng nhiệt độ mát mẻ. Mỗi con tằm cái chỉ đẻ được một lần, sau khi sinh, nó sẽ bị chết và số lượng lần đẻ là từ 300 đến 400 trứng. Tằm mới đẻ có dạng trứng, màu trắng đục được bao bọc bởi một vỏ cứng , kích thước chỉ bằng đầu kim. Sau đó, những quá trứng được đem đi ấp đến khi nở thành ấu trùng. Khoảng 10 ngày thì trứng tằm sẽ chuyển sang đen. Để quá trình ấp diễn ra nhanh và hiệu quả thì người ta luôn giữ nhiệt độ ổn định từ 25-26 độ. Kích thước tằm tăng dần, sau khi nở sẽ dài khoảng nửa centimet, có hình dạng như con sâu róm.

 

tam-01

 

- Tằm sau khi nở được đặt trên một cái nia và thức ăn của chúng chủ yếu là lá dâu non bởi chúng vừa mới nở. Không lấy phần lá già và cuộn, chỉ chọn phần lá non của cây dâu , lựa chọn những lá sạch và rắc lên trên mình tằm. Cứ phải từng li từng tí, mỗi ngày cho nó ăn khoảng 10 bữa. Quan sát kĩ lưỡng từng chu kì ngủ của tằm con, rồi tăng dần bữa ăn cho nó. Đến khi tằm chín thì ngừng ăn dâu và cơ thể trở nên trong suốt để bắt đầu thời kì đóng kén.

- Đóng kén: Khi tằm chín vàng, giai đoạn tiếp theo là bắt lên né để đóng kén. Khoảng thời gian đóng kén kéo dài khoảng 3 đến 8 ngày. Chú ý về nhiệt độ, cần cung cấp ánh sáng vừa phải để kén khô và có mùi thơm.Trước khi thành nhộng, tằm nhả ra khoảng một kilomet sợi tơ.

 

tam-02

 

- Ươm tơ: Thời gian kéo dài 10 đến 12 ngày. Đây là quá trình kéo sợi tơ từ trong kén tằm nhả ra thành sợi tơ tằm.

- Sau khi có tơ, người ta bắt đầu những giai đoạn như: guồng tơ, đánh ống, mắc cửi, nối cửi rồi dệt thành sợi.

 

Từ tơ tằm, có thể sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm nhưng lụa lại được nhiều người ưa chuộng, chiếm một vị thế quan trọng trong giới thời trang. Lụa gồm có loại trơn và loại có hoa văn, họa tiết. Trải qua một quá trình dài mới có được một sản phẩm lụa thiên nhiên cho nên giá thành của nó không hề rẻ. Lụa tơ tằm có độ mềm mịn cao, tạo cảm giác mát rượi khi sờ vào và không hề bị nhăn khi vò nát.

 

Lụa tơ tằm đang từng bước nâng cao chất lượng, ứng dụng các thành tựu kĩ thuật vào trong quá trình nhuộm màu, thêu dệt để tạo ra được sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn khách hàng hơn. Bên cạnh đó, cũng đang đứng trước sự cạnh tranh về giá cả với các loại lụa pha.  

Tác giả
Thanh Hằng
Thanh Hằng

Tin tức

Áo dài lụa ngày Cưới

24-08-2020

Áo dài lụa tơ tằm truyền thống là sự lựa chọn số 1 cho trang phục lễ cưới [...]

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!!

25-02-2020

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!! [...]

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành

23-02-2020

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành [...]

Liên hệ