Áo dài tinh hoa vẻ đẹp truyền thống đến hiện tại

Xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với bao thế hệ đi trước và mãi cho đến hôm nay, áo dài vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp. Nhắc đến áo dài, người ta luôn nghĩ đến hình ảnh nhẹ nhàng, duyên dáng.

 

Không thể xác định rõ thời gian ra đời nhưng áo dài chính là y phục cổ xưa nhất của nước ta. Vốn ra đời sớm cùng với việc cách tân qua nhiều thời kì, áo dài trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam ta. Được sử dụng không chỉ trong những dịp lễ hội, nghi thức trang trọng, áo dài còn trở thành trang phục học đường. Đặc biệt, trong các buổi cần có "quốc phục" thì không thể thiếu vắng hình ảnh chiếc áo dài. Mỗi môi trường, áo dài sẽ xuất hiện với những kiểu cách, màu sắc khác nhau. Không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay trình độ văn hóa, ai ai cũng có thể khoác lên mình chiếc áo dài dân tộc.

 

Cấu tạo của áo dài:

+Trước hết ở phần cổ, khi xưa áo dài được may đa số là cổ đứng, cao từ 4 đến 5 centimet, nhưng qua quá trình sáng tạo thì ngày càng có nhiểu loại: cổ trái tim, cổ lọ, cổ thuyền, … và để áo dài đặc sắc hơn, người ta thường đính những hàng cườm, ngọc để tạo độ lấp lánh.

+Thân áo là phần được tính từ cổ xuống ngang hông. Áo dài thường được đính cúc áo từ cổ ngang sang vai rồi xuống hông. Hiện nay, bên cạnh dùng cúc áo còn có thể dùng dây kéo thay cho cúc, tiện lợi hơn rất nhiều.

+Tay áo được may từ phần vai xuống đến thân tay. Tùy thuộc vào sự yêu thích của người may mà kích cỡ tay ngắn dài khác nhau.

+Tà áo: từ hông trở xuống áo dài được tách ra thành 2 tà: tà trước và tà sau. Lúc trước, 2 tà áo dài được may bằng nhau và dài xuống tận mắt cá chân, còn bây giờ, có khi may 2 tà ngắn chỉ vừa phủ đầu gối. Họa tiết, hoa văn trên áo dài được thêu ở tà trước.

+Áo dài có thể được mặc kèm với váy, nhưng hiện tại số đông mặc kèm với quần dài. Quần áo dài cũng có sự khác biệt giữa xưa và nay, trong quá khứ, quần áo dài thường được may ống rất rộng, phủ mắc cá chân. Còn bây giờ, quần áo dài được cách tân hơn rất nhiều, có thể được may ôm bó sát với chân hơn.

 

lua-to-tam-2610-1

Hình ảnh áo dài trong cuộc thi người đẹp

 

Và có lẽ, để có được một tà áo dài Việt Nam, không thể không nhắc đến chất liệu để may nó. Một chất liệu đặc trưng để may áo dài đó là lụa, tiêu biểu là lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm được tạo ra từ tằm ăn lá dâu, với đặc tính thông thoáng, thấm hút mồ hôi vào tiết trời oai bức và giữ nhiệt làm ấm cơ thể vào mùa đông cùng với sự bóng loáng của chất liệu tạo nên thì quả là một sự lựa chọn thích hợp để may áo dài. Sở hữu một bộ áo dài từ lụa tơ tằm, không chỉ tôn lên vẻ đẹp hình thể của bản thân mà còn tôn lên hồn dân tộc. Trong các bộ sưu tập thời trang, chất liệu tơ tằm luôn được dùng để may áo dài như của: nghệ nhân áo dài Lan Hương, nhà thiết kế Minh Đức,…


lua-to-tam-2610-2

Hình ảnh áo dài làm từ chất liệu lụa tơ tằm

 

Được tạo thành bởi chất liệu vốn thuần thiên nhiên, khi sử dụng lụa tơ tằm may áo dài cần lưu ý khi giặt, phơi và ủi. Người sử dụng cần giặt một cách nhẹ nhàng, không dùng bàn chải để đánh áo dài, không được sử dụng chất tẩy và khi phơi tránh ánh nắng quá gay gắt. Để ủi áo dài đòi hỏi đó là bàn ủi hơi nước vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cháy áo dài tơ tằm.

 

Áo dài đã, đang và sẽ sánh bước cùng với sự phát triển của đất nước ta. Dù xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, thì áo dài vẫn luôn là hồn dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp từ truyền thống đến hiện đại của con người Việt Nam.

Tác giả
Thanh Hằng
Thanh Hằng

Tin tức

Áo dài lụa ngày Cưới

24-08-2020

Áo dài lụa tơ tằm truyền thống là sự lựa chọn số 1 cho trang phục lễ cưới [...]

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!!

25-02-2020

Các chị em đã sẵn sàng cho mình một bộ vải may áo dài 8/3 chưa ạ!!!! [...]

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành

23-02-2020

Mỗi một màu sắc, tượng trưng cho mỗi loại ngũ hành [...]

Liên hệ